Bảng lương

Kết hợp cùng chấm công và hồ sơ nhân sự, tính năng Bảng lương tự động lấy dữ liệu để tính lương nhân viên theo công thức tùy chỉnh, tạo và in phiếu lương cho nhân viên.

1. Cài đặt

1.1 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

  • Nhập công thức tính thuế TNCN: Thuế TNCN được tính theo công thức lũy tiến từng phần.

  • Thêm, chỉnh sửa giá trị: Nhập giá trị vào bảng và bấm nút Lưu

  • Thêm dòng, xóa dòng: chuột phải – Insert row (thêm dòng) hoặc Remove row (xóa dòng)

1.2 Hoàn thuế thu nhập (Giảm trừ thuế Thu nhập cá nhân)

  • Ý nghĩa: Các khoản thu nhập được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân

  • Thêm, sửa, xóa: tương tự phần thuế suất thuế thu nhập cá nhân

  • Các cột bắt buộc: Mã số-Mô tả-Giá trị

  • Mỗi nhân viên nếu được gán mã số sẽ được lấy giá trị tương ứng với cột tổng cộng.

Ví dụ: Nhân viên được gán mã C thì giá trị giảm trừ tương ứng: 19.800.000

Lưu ý: Đặt tên Mã không được trùng nhau.

1.3 Danh sách thu nhập

  • Ý nghĩa: Các khoản lương, phụ cấp, thu nhập của nhân viên

  • Thêm, sửa, xóa: tương tự phần thuế suất thuế thu nhập cá nhân

  • Các cột bắt buộc: Mã, Mô tả, Tên ngắn.

  • Giá trị thu nhập phát sinh hàng tháng cần nhập vào bảng Nhân viên trong mục Bảng lương

Ví dụ: lương cơ bản, phụ cấp điện thoại hàng tháng…

Lưu ý: Nếu mở thêm tính năng [ Hồ sơ nhân sự ], có thể đồng bộ dữ liệu loại lươngloại phụ cấp có sẵn trên tính năng này sang. Hãy kiểm tra mục 1.7 để xem các lựa chọn tích hợp.

1.4 Danh sách các khoản khấu trừ lương

Ý nghĩa: Các khoản giữ lại từ tổng thu nhập của nhân viên

Thêm dòng: chuột phải – Insert row

Nhập các khoản khấu trừ lương

  • Nếu khoản khấu trừ lương là số tiền cố định: Cột [ Cơ sở ] chọn "Số tiền cố định", cột [ Tỉ lệ ] điền số tiền tương ứng.

Giá trị này có thể sửa được theo bảng lương từng tháng.

  • Nếu khoản khấu trừ lương theo tỉ lệ tổng lương: Cột [ Tỉ lệ ] điền giá trị % trích theo tổng lương

1.5 Danh sách bảo hiểm

  • Nếu bảo hiểm là khoản cố định: Cột [ Cơ sở ] chọn "Số tiền cố định", cột [ Tỉ lệ ] điền số tiền tương ứng

  • Nếu bảo hiểm tính theo tỉ lệ % tổng lương: Cột [ Cơ sở ] chọn Tổng lương, cột [ Tỉ lệ ] điền tỉ lệ % trích theo tổng lương.

1.6 Cột dùng tính lương

  • Ý nghĩa: Dùng để thiết lập công thức tính lương trong Mẫu lương. Có 21 cột tính lương mặc định của phần mềm. Ngoài ra có thể tự tạo các cột tính lương khác để tính toán.

  • Các công thức tính lương mặc định không cho phép xóa. Chỉ có thể sửa thứ tự hiện thị trên bảng lương và cho phép tích chọn hiện thị hay không hiện thị trên phiếu lương cá nhân.

  • Các công thức tính tự thêm được phép sửa, xóa.

Thêm cột công thức tính lương: Chọn [ Thêm mới ], các trường có dấu * bắt buộc phải nhập

(1) Giá trị cột nhận từ:

+ Lấy từ hệ thống: giá trị được lấy từ hệ thống bằng cách chọn cột ở ô “Tên cột”

+ Lấy từ công thức: chọn cột này sẽ được nhập công thức khi tạo mẫu bảng lương.

+ Hằng số: Nhập số khi tạo mẫu bảng lương

(2) Tên cột: chỉ nhập khi “Giá trị cột nhận từ” là: Công thức hoặc hằng số

(3) Từ khóa cột: được điền tự động.

(4) Mô tả: Mô tả chi tiết cho cột được thêm mới.

(5) Thứ tự hiển thị trong phiếu lương: Thứ tự của cột (Hiển thị số từ nhỏ đến lớn và từ trái qua phải khi tạo [ Mẫu lương ])

(6) Hiển thị với nhân viên: chọn ô này nếu muốn giá trị hiển thị trên phiếu lương của nhân viên.

Chú ý: Các công thức có:

(CT1): Áp dụng cho hợp đồng thử việc

(CT2): Áp dụng cho hợp đồng chính thức

1.7 Tích hợp dữ liệu

Cho phép tích hợp với 3 mô đun

  • Hồ sơ nhân sự: Lấy thông tin nhân viên về loại lương, loại phụ cấp

  • Chấm công: Lấy thông tin điểm danh, số giờ làm việc, nghỉ phép

  • Hoa hồng: lấy thông tin hoa hồng được nhận của nhân viên

1.8 Các quyền hạn

Thêm và cấp quyền sử dụng các tính năng của mô đun Bảng lương cho từng nhân sự

1.9 Xóa dữ liệu

Xóa dữ liệu khi cần reset data.

2. Nhân viên

Các thông tin Tên nhân viên, Chức vụ, Phòng ban, Mã số thuế thu nhập, Địa chỉ sẽ được tự động điền từ tính năng Hồ sơ nhân sự, nếu không mở tính năng này, cần nhập thủ công.

Các thông tin Mã thuế suất thu nhập, Mã giảm giá thu nhập được cấu hình trong Cài đặt của Bảng lương.

Ctrl+ Shift để cuộn bảng theo chiều ngang.

  • Mã nhân viên, tên nhân viên, phòng ban: lấy dữ liệu từ Danh sách nhân viên trên phần mềm.

  • Mã số thuế thu nhập: điền mã số thuế cá nhân của nhân viên

  • Mã giảm giá thu nhập/Hoàn thuế thu nhập: ghi mã giảm trừ thuế TNCN tương ứng từng nhân viên

  • Mã thuế suất thế thu nhập:

  • Lương cơ bản, các khoản phụ cấp (CT1): Lương, phụ cấp của hợp đồng thử việc

  • Ngày hiệu lực (CT1), Ngày hết hạn (CT1): ghi thời gian của hợp đồng thử việc nếu phát sinh trong tháng đó

  • Lương cơ bản, các khoản phụ cấp (CT2): Lương, phụ cấp của hợp đồng chính thức

  • Ngày hiệu lực (CT2), Ngày hết hạn (CT2): Thời gian của hợp đồng chính thức

Ví dụ: Nếu nhân viên có 2 hợp đồng còn hiệu lực trong tháng: hợp đồng thử việc từ ngày 1 đến ngày 10, hợp đồng chính thức từ ngày 11 đến ngày 30 thì cột “CT1” là hợp đồng thử việc, cột “CT2” là hợp đồng chính thức. Nếu nhân viên chỉ có 1 hợp đồng/tháng thì không cần điền ngày hiệu lực và ngày hết hạn, chỉ điền giá trị vào ô "CT2" hoặc “CT1” tương ứng với loại hợp đồng trong tháng đó.

3. Điểm danh

Ý nghĩa: Quản lý giờ làm việc của nhân viên trong tháng. Số liệu chấm công sẽ tính theo giờ làm việc/ngày của nhân viên.

Nhập trực tiếp trên phần mềm: nhập số giờ làm việc của nhân viên theo ngày sau đó bấm nút cập nhật.

- Thời gian nghỉ có lương: Nhập số giờ nghỉ được hưởng lương

- Thời gian nghỉ không lương: Nhập số giờ nghỉ không hưởng lương

- Thời gian làm việc tiêu chuẩn: Nhập số giờ làm việc tiêu chuẩn trong tháng hoặc cài đặt tại [ Cài đặt > Tích hợp dữ liệu > Thời gian làm việc tiêu chuẩn trong tháng ]

3.1 Import bảng điểm danh

Sử dụng file excel theo bảng mẫu trên để import số giờ làm việc, số giờ nghỉ, tổng số giờ tiêu chuẩn trong tháng của từng nhân viên.

3.2 Tính toán

Bấm nút tính toán để phần mềm tính thời gian làm việc trong tháng của

  • Thời gian làm việc thực tế của hợp đồng thử việc.

  • Thời gian làm việc thực tế.

3.3 Đồng bộ dữ liệu

Đồng bộ dữ liệu của tính năng Chấm công

4. Hoa hồng

Nhập thủ công trên bảng hoặc đồng bộ số tiền được thanh toán từ mô đun [ Hoa hồng ]

5. Các khoản khấu trừ

Bảng ghi nhận các khoản khấu trừ từ hoạt động về sớm, đi muộn của nhân viên. Giá trị % hoặc số tiền cố định được cấu hình ở cài đặt.

6. Thưởng KPI

Bảng ghi nhận số tiền thưởng KPI áp dụng vào công thức tính lương. Số tiền được nhập trực tiếp trên phần mềm.

7. Bảo hiểm

Bảng kê khai tỷ các bảo hiểm mà nhân viên được đóng. Cấu hình tỷ lệ phần trăm trong [ Bảng lương > Cài đặt > Danh sách bảo hiểm ]

8. Phiếu lương

Tạo và in phiếu lương của nhân viên. Mẫu phiếu lượng cấu hình tại mục 9. Mẫu lương

Sau khi thêm phiếu lương, vẫn được thay đổi công thức cho cột nhưng không được thêm hoặc xóa cột. (giống mẫu lương)

Phiếu lương ở trạng thái:

  • Mở phiếu lương: nhân viên không nhìn thấy phiếu lương trong hồ sơ cá nhân.

  • Đóng phiếu lương: nhân viên nhìn thấy phiếu lương trong hồ sơ cá nhân.

  • Tùy chọn: Chuyển trạng thái từ “Đóng phiếu lương” sang “Mở phiếu lương”.

(Hồ sơ cá nhân trong mô đun [ Hồ sơ nhân sự])

9. Mẫu lương

Ý nghĩa: Quản lý mẫu lương. Từ mẫu lương sẽ tạo phiếu lương hàng tháng.

Mỗi nhân viên chỉ được có tên trong 1 mẫu phiếu lương

Ví dụ: Có 2 mẫu lương của phòng Kinh doanh và Marketing

Nhân viên A ở cả 2 phòng ban: Phòng kinh doanh và Marketing thì chỉ được chọn có tên trên 1 mẫu phiếu lương.

9.1 Thêm mẫu lương

Điền thông tin mẫu lương:

  • Các ô bắt buộc: Tên mẫu lương, Chọn cột hiển thị trong phiếu lương

  • Tên mẫu lương: Điền tên mẫu lương

  • Chọn cột hiển thị trong phiếu lương: Chọn các cột cần dùng làm cơ sở để tính lương.

  • Danh sách nhân viên, phòng ban, Vai trò, Ngoại trừ nhân viên: Dùng để chọn nhân viên hoặc phòng ban được áp dụng mẫu lương này.

9.2 Tạo công thức trong mẫu lương

Các công thức cần cấu hình thủ công để ra đúng công thức tính lương tại [ Cài đặt ] > [ Cột dùng tính lương ]

Không được thêm bớt hàng cột, chỉ cập nhật công thức từ hàng 6 đối với các cột là công thức hoặc hằng số.

10. Thuế thu nhập

Bảng theo dõi số tiền thuế thu nhập của nhân viên.

Lưu ý: Phần này không nhập, dữ liệu sẽ được tự động thêm sau khi tạo phiếu lương tháng

11. Báo cáo

Tổng hợp các báo cáo

  1. Báo cáo bảng lương

  2. Báo cáo tổng thu nhập

  3. Báo cáo chi phí bảo hiểm

  4. Biểu đồ phiếu lương cá nhân

  5. Biểu đồ phiếu lương bộ phận

12. Thứ tự thực hiện để tạo phiếu lương

  1. [ Cài đặt ]: cấu hình thông tin cài đặt

  2. [ Bảng lương > Nhân viên ]: nhập lương, phụ cấp của nhân viên hoặc đồng bộ dữ liệu lương, phụ cấp từ [ Hồ sơ nhân sự > Hợp đồng ]

  3. Điểm danh: tính số giờ công của nhân viên

  4. Hoa hồng: Tổng kết hoa hồng của nhân viên

  5. Các khoản khấu trừ

  6. Thưởng KPI: Tổng kết thưởng của nhân viên

  7. Bảo hiểm

  8. Tạo [ Mẫu lương ]

  9. Tạo [ Phiếu lương ]: nhân viên sẽ xem được tại [ Hồ sơ nhân sự > Hồ sơ nhân viên > Phiếu lương ]

Từ mẫu lương sẽ tạo được phiếu lương hàng tháng.

Thuế thu nhập sẽ tự cập nhật sau khi làm xong phiếu lương từng tháng.

Last updated